HSG rớt 70% từ đỉnh, HPG mất 22% từ sau cảnh báo của Chủ tịch Trần Đình Long

05/05/2024 01:46

Nhiều cổ phiếu lớn trong ngành thép như HPG, HSG, NKG đều giảm kịch sàn trong phiên 20/6, khiến nhiều nhà đầu tư chìm sâu hơn trong thua lỗ.
26-05-2022 Có đúng Chủ tịch Hòa Phát tính chuyện bán cổ phiếu HPG?
25-05-2022 Thế Giới Di Động cho vay lấy lãi 7-8%, Hòa Phát được mời chào 18-20% vẫn từ chối
29-04-2022 Hoa Sen thông báo lợi nhuận giảm 77% so với cùng kỳ
26-04-2022 Hoa Sen sắp phát hành gần 5 triệu cổ phiếu HSG với giá 10.000 đồng/cp

Đóng cửa ngày 20/6, cổ phiếu HPG của Tập đoàn hòa Phát, HSG của Tập đoàn Hoa Sen, NKG của Thép Nam Kim, VGS của Thép Việt Đức cùng với TLH của Thép Tiến Lên cùng giảm hết biên độ và đóng cửa trong giá xanh lơ.

Giá giảm sâu cùng với vốn hóa lớn đã khiến cho HPG trở thành cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất tới VN-Index phiên hôm nay, làm cho chỉ số mất hơn 3 điểm, theo sau lần lượt là MWG, TCB và MSN.

top-affect-20-6-20220620181439176.png?wi

HPG là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index phiên 20/6/2022.

So với đỉnh lịch sử thiết lập trong tháng 10/2021, HSG đã lao dốc 70%, NKG mất 63%, HPG sụt 51%.

Tại đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát tổ chức ngày 24/5 mới đây, Chủ tịch Trần Đình Long đã cảnh báo ngành thép năm 2022 sẽ gặp nhiều khó khăn, không được thuận lợi như năm 2021.

“Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, ông Long nói ngày 24/5.

steel-stock-20-6-2022-20220620181439767.

Nhiều cổ phiếu thép đã tụt xuống dưới mức giá đầu năm 2021.

Chủ tịch Trần Đình Long đưa ra hai lý do giải thích cho nhận định tiêu cực của mình cũng như việc Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm sút so với kết quả năm 2021.

  • TIN LIÊN QUAN
  • adt7722-20220524135223169-avatar-fb-2022

    Cổ đông Hòa Phát chất vấn tại sao mục tiêu lợi nhuận đi xuống, ông Trần Đình Long nói ngành thép rất khó khăn 24/05/2022 - 10:09

Nguyên nhân thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine, cụ thể như giá than luyện coke tăng 100 - 200 USD/tấn.

Khi xung đột mới bùng ra, nhiều người cho rằng ngành thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc bớt đi hai đối thủ cạnh tranh do Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất thép lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải màu hồng như vậy, ông Long nói.

top-steel-makers-2021-countries-20220620

Nga và Ukraine lần lượt là các nhà sản xuất thép lớn thứ 5 và thứ 14 thế giới năm 2021.

Nguyên nhân thứ hai là chính sách Zero COVID của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép giảm. Trung Quốc chiếm 60% sản lượng tiêu thụ của thế giới nên khi đất nước tỷ dân phong tỏa, nhu cầu cũng đi xuống rõ rệt.

Theo số liệu do Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) công bố mới đây, Trung Quốc sản xuất khoảng 1,03 tỷ tấn thép thô trong năm 2021, vẫn vững ngôi đầu thế giới nhưng giảm 3% so với năm trước.

Lượng nhập khẩu thép của Trung Quốc cũng giảm gần 27% xuống còn 27,8 triệu tấn. Trên bảng xếp hạng các nhà nhập khẩu lớn nhất, đất nước tỷ dân tụt từ vị trí quán quân xuống thứ 3 sau Mỹ và EU.

world-steel-china-share-2021-wsa-2022062

Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất, chiếm quá nửa sản lượng toàn cầu.

Giá cổ phiếu ngành thép diễn biến tiêu cực trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới cũng đang đi xuống. Cụ thể, hợp đồng tương lai thép cuộn cán nóng (HRC) giao tháng 11/2022 giảm xuống còn 4.380 nhân dân tệ/tấn trong ngày 20/6, giảm 34% so với đỉnh lịch sử đạt được trong năm ngoái.

Biểu đồ dưới đây cho thấy giá HRC hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

hrc-price-20-6-20220620181439434.png?wid

Giá HRC đi xuống rõ rệt trong những tháng gần đây.

(Theo: http://vietnambiz.vn/hsg-da-rot-70-tu-dinh-hpg-mat-22-sau-canh-bao-cua-chu-tich-tran-dinh-long-2022620181929622.htm)