Những lưu ý khi vay tiền từ các tiệm cầm đồ

25/10/2023 11:10

Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra là việc các tiệm cầm đồ cho khách vay tiền một cách khá dễ dàng có hợp pháp hay không và nếu cần vay tiền từ các cửa tiệm này thì cần phải chú ý những điều gì?

Hoạt động cầm đồ có hợp pháp?

Nhiều người có định kiến với cầm đồ vẫn nghĩ rằng hoạt động này là bất hợp pháp. Đó là quan điểm chưa chính xác. Về pháp lý, cầm đồ là hoạt động cấp tín dụng hợp pháp, được nhà nước quản lý, giám sát và vì thế, các cửa tiệm cầm đồ còn có tên gọi khác là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Sự khác biệt giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng, công ty tài chính với hoạt động cho vay từ các cửa tiệm cầm đồ là ở chỗ các ngân hàng, công ty tài chính hoạt động dựa trên Luật Các tổ chức tín dụng còn các cửa tiệm cầm đồ hoạt động dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Trên thế giới, cầm đồ là hợp pháp, phổ biến ở cả các quốc gia phát triển và lẫn đang phát triển. Tại Đông Nam Á, Thái Lan có ngành cầm đồ phát triển mạnh mẽ. Cuối năm 2022, chỉ 3 chuỗi cầm đồ là Ngern tid lor, Muangthai, Srisawad đã có hơn 10.000 cửa hàng với quy mô vốn hóa của mỗi chuỗi vào khoảng trên dưới 2 tỉ USD. Đó là chưa kể các cửa hàng nhỏ lẻ khác. Tại Việt Nam, theo Bộ Công an - đơn vị quản lý hành chính hoạt động cầm đồ - thì cả nước có khoảng 27.000 cửa hàng cầm đồ trong đó lớn nhất là F88 với hơn 800 cửa hàng. Như vậy, dù  Việt Nam hay thế giới thì cầm đồ vẫn là hoạt động hợp pháp, có sự giám sát của nhà nước.

Các cửa hàng cầm đồ cho vay tiền như thế nào?

Ở Việt Nam, các ngân hàng, công ty tài chính cung cấp hai loại hình cho vay là thế chấp và tín chấp còn các tiệm cầm đồ thì cho vay cầm cố tài sản. Cả ba hình thức vay này đều được pháp luật công nhận và đều có những giá trị riêng, bổ sung lẫn cho nhau. Vay thế chấp là việc khách hàng phải có tài sản đảm bảo và phải bàn giao lại quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng để đổi lấy khoản vay. Vay tín chấp là việc ngân hàng, công ty tài chính dựa trên độ uy tín của khách hàng ở những lần vay tiền trước mà phê duyệt khoản vay. Còn vay cầm cố tài sản, tức vay cầm đồ, là khách hàng cần bàn giao tài sản của mình cho tiệm cầm đồ để đổi lấy khoản vay. 

Một số người đã nhầm lẫn giữa cầm đồ và vay thế chấp tài sản. Tuy nhiên, đây là hai hình thức vay khác biệt nhau. Dễ nhận diện nhất, tài sản vay thế chấp là tài sản lớn, thường là bất động sản hoặc ô tô. Còn cầm đồ thì nhận đa dạng các loại tài sản hơn, từ bình dân như điện thoại, máy tính, xe máy, SIM hay cao cấp hơn thì có vàng, trang sức, ô tô hay bất động sản. Chính vì nhận cầm cố đa dạng các loại tài sản, đặc biệt là tài sản bình dân nên cầm đồ phù hợp với người lao động phổ thông, những người không có tài sản đảm bảo giá trị cao. Điều kiện vay và thủ tục vay cầm đồ cũng đơn giản hơn, không yêu cầu chứng minh thu nhập hay lịch sử nợ xấu. Thời gian duyệt vay của chỉ khoảng 15 đến 30 phút trong khi vay thế chấp ở ngân hàng mất từ 3 ngày đến 1 tuần làm việc.

Lãi suất khoản vay và những điều cần lưu ý khi cầm đồ

Thời gian gần đây, cầm đồ bị nhiều người định kiến, chủ yếu xuất phát từ hai việc. Một là lãi suất và hai là cách ứng xử thiếu trách nhiệm của các tiệm cầm đồ.

Theo quy định, mức lãi suất cao nhất là 20%/năm. Ngoài ra, các cửa hàng cầm đồ có thể thu thêm phí dịch vụ, tương tự như các ngân hàng. Tổng lãi phí phải được công khai trong hợp đồng vay. Hiện tại, F88 là một trong những chuỗi cầm đồ thực hiện việc công khai lãi phí một cách rõ ràng, minh bạch nhất. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng cầm đồ tự phát, trá hình lại thường xuyên thu các khoản phí không được đề cập trong hợp đồng, cách tính lãi cũng không rõ ràng, đôi khi nâng tổng lãi phí lên đến vài trăm %/năm. Trong khi đó, ở các tổ chức tín dụng hợp pháp, lãi suất vay thế chấp dao động từ 8% - 13% chưa bao gồm một số loại phí, vay tín chấp có lãi suất dao động từ 20% - 40% và cũng chưa bao gồm một số loại phí trong khi tổng mức lãi phí của vay cầm cố là từ 35% - 60%/năm.

Có nhiều cách giúp khách hàng phân biệt giữa các cơ sở cầm đồ hợp pháp, uy tín và các cơ sở cầm đồ núp bóng tín dụng đen trong đó dễ nhận diện nhất là ở hợp đồng cầm cố. Những cửa hàng núp bóng thường không lập hợp đồng vay cầm cố mà lập hợp đồng mua bán tài sản nhằm qua mặt khách hàng và tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng. Tiếp đến, khi cho vay thì yêu cầu người vay phải viết giấy vay tiền, không ghi rõ lãi suất mà chỉ đề là thỏa thuận rồi để người vay ký nhận hoặc điểm chỉ. 

Hiện nay, sau hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng hồi đầu năm 2023, hoạt động cầm đồ đã có nhiều thay đổi. Nhiều cửa tiệm cầm đồ núp bóng tín dụng đen đã bị phanh phui, truy tố và “bay mầu”. Những cửa hàng hoạt động nghiêm chỉnh, có trách nhiệm với khách hàng thì tiếp tục được hoạt động và qua đó phần nào khẳng định được uy tín mà điển hình là chuỗi cầm đồ F88.