Hiện nay, hầu như mọi ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đều cung cấp dịch vụ vay vốn kinh doanh quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, dù đã đưa ra rất nhiều ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là trong mùa cuối năm nhưng số lượng khách vay vẫn chưa chạm mức mong muốn. Lý do vì đâu?
Nhu cầu vay lớn, đa dạng khuyến mại
Dường như luôn có cuộc chạy đua giữa các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các gói vay vốn kinh doanh, vay tiền online chuyển khoản ngay quy mô hộ gia đình, đặc biệt là vào mỗi dịp cuối năm, tại các đô thị, cộng đồng dân cư có nhiều người lao động phổ thông, lao động nhập cư như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí MInh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Đó là bởi tại đây, dịp cuối năm, các lĩnh vực như bán lẻ hàng tiêu dùng, dịch vụ vận tải hành khách, giao nhận hàng hóa, dịch vụ du lịch, nội thất và trang trí nhà cửa, quà tặng… đều đạt doanh số cao đột biến trong những tháng cuối năm. Trong đó, có sự tham gia tích cực của các hộ kinh doanh như các cửa hàng tạp hoá nhỏ, cửa hàng quà tặng, quán ăn, nhà xe nhỏ chuyên chạy các tuyến ngắn… - những cơ sở kinh doanh quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, một trong những rào cản mà những cơ sở kinh doanh này phải đối diện là vốn bổ sung để đáp ứng nhu cầu và cơ hội kinh doanh.
Để thu hút đối tượng khách hàng nằm “lơ lửng” giữa phân khúc doanh nghiệp và cá nhân này, các ngân hàng đã tích hợp rất nhiều ưu đãi trong các gói vay hộ gia đình. Ví dụ, cuối năm 2023, Ngân hàng Quốc tế (VIB) ra mắt gói vay với lãi suất chỉ 5,5%/năm, hạn mức vay lên tới 100% nhu cầu vốn, thời hạn vay đến 24 tháng. Trong khi đó, Sacombank thì tinh giảm thủ tục và đưa ra mức lãi suất là 6%/năm với lời hứa giải ngân thần tốc. Còn SHB giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay các khách hàng hiện hữu, ưu tiên khách hàng hộ gia đình. MSB cũng ưu đãi cho khách hàng hộ gia đình nhưng tập trung vào các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 6,8%/năm. Tất nhiên, đây không phải là những nhà băng duy nhất mà hầu hết mọi ngân hàng đều có tung ra những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu vay vốn mùa cuối năm của các hộ kinh doanh quy mô hộ gia đình phù hợp với thế mạnh của mình.
Liệu đã đạt kỳ vọng?
Dù không có con số thống kê cụ thể nhưng dường như số lượng hộ gia đình vay vốn mùa cuối năm chưa bao giờ được như kỳ vọng của ngân hàng. Nhiều người cho rằng, có ba lý do chính khiến dù đã đưa ra rất nhiều ưu đãi nhưng tỉ lệ giải ngân vẫn chưa cao. Đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là điều kiện vay. Ngoài các điều kiện căn bản như người đứng tên vay vốn hộ kinh doanh là người Việt Nam, trong độ tuổi quy định, có đủ năng lực hành vi thì các điều kiện khác như có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đứng tên mình, có bản thuyết trình mục đích sử dụng vốn, có tài sản bảo đảm chính chủ, không tranh chấp (đối với hình thức vay thế chấp)... vẫn bị xem là một rào cản. Đây là các yêu cầu chính đáng, phù hợp quy định pháp luật nhưng trên thực tế, nhiều đơn vị kinh doanh hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, thậm chí không đăng ký hộ kinh doanh nhằm né tránh các vấn đề về thuế nên không đáp ứng được yêu cầu này. Ngoài ra, việc làm thuyết trình mục đích sử dụng vốn, khả năng kinh doanh và thu hồi vốn (nếu có) không phải là việc mà các hộ kinh doanh thông thạo. Thứ hai là hình thức vay. Dù cung cấp cả ba hình thức vay là thế chấp, tín chấp và thấu chi nhưng các ngân hàng vẫn ưu tiên các khoản vay thế chấp trong khi hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể, lại không có tài sản giá trị cao nên họ hướng nhiều đến vay tín chấp. Vay thấu chi không đòi hỏi tài sản thế chấp nhưng yêu cầu có lịch sử tín dụng lâu dài và sạch tại ngân hàng - điều mà không nhiều hộ kinh doanh đáp ứng được.
Thứ ba là ý thức và kỹ năng quản lý vốn của các hộ kinh doanh. Không ít khách hàng khi đặt vấn đề vay vốn thì đã ở tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Họ muốn nhận giải ngân ngay lập tức, điều rất khó thực hiện với các ngân hàng. Lý do là vì kinh doanh nhỏ, họ có xu hướng chờ đợi khi cơ hội sinh lời hiển hiện rõ ràng mới tham gia chứ không có sự chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không thể vay gấp từ ngân hàng, họ sẽ quay ra vay ở các tổ chức tín dụng khác có thời gian duyệt vay nhanh hơn như các công ty tài chính hay các cơ sở cho vay cầm cố có uy tín như chuỗi cầm đồ F88… Những đơn vị này có thời gian duyệt vay nhanh hơn, như F88 thì chỉ cần 15 đến 30 phút là giải ngân. V họ sẽ chịu mức lãi suất cao hơn ngân hàng, như F88, tính theo khung lãi suất phẳng thì là 32%/năm và có thể cao hơn.
Những tồn tại trên không phải mới xuất hiện mà đã hiện hữu từ rất nhiều năm nay. Để giải quyết nó, cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ phía ngân hàng, cơ quan quản lý trong việc tinh giảm thủ tục vay và thời gian phê duyệt, cần có sự chuẩn bị kỹ càng của chính các hộ kinh doanh cũng như sự truyền thông rõ ràng, giúp các hộ kinh doanh nâng cao kỹ năng quản lý vốn dài hạn.