4h sáng mới đi ngủ, 86 tuổi mắc bệnh ung thư, bác sĩ chẩn đoán chỉ có thể sống tiếp 7 năm, hiện đã 99 tuổi vẫn luôn lạc quan yêu đời

05/11/2024 12:16

Tô Thức từng nói: “Chúng ta như con thiêu thân bay lượn khắp nơi trong thiên hạ, nhỏ bé như hạt cát trong biển cả mênh mông. Tiếc rằng cuộc đời chúng ta quá ngắn ngủi, thật ngưỡng mộ Trường Giang chẳng có tận cùng”. So sánh với biển rộng đồng xanh, sông núi nước non thì cuộc đời con người nhỏ bé như con thiêu thân vậy, chỉ ngắn ngủi trong phút chốc. Cùng là một đời, có người sống một cuộc đời bình đạm vô danh, có người lại sống một cuộc đời đặc sắc, huy hoàng.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-01-ngoisaovn-w5

Hứa Uyên Xung năm 86 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chỉ sống thêm được 7 năm nhưng cuộc sống của ông lại đặc sắc hơn người khác rất nhiều. Hứa Uyên Xung rất yêu thích văn học và điều này được ảnh hưởng từ mẹ của ông. Ngày 18/4/1921, ông sinh ra tại Nam Xương, Giang Tây, Trung Quốc, mẹ ông từng được đi học, cũng rất thích vẽ tranh, dưới sự giáo dục của mẹ, ông cũng rất yêu thích văn học nghệ thuật. Sau này ông trở thành một nhà phiên dịch có liên quan tới chú họ của ông. Chú họ của ông là Hùng Thức Nhất từng dịch “Vương Bảo Xuyến” sang tiếng Anh, khi biểu diễn tại nước Anh đã gây được tiếng vang lớn, nhà viết kịch nổi tiếng như George Bernard Shaw cũng đã từng tiếp đón ông.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-02-ngoisaovn-w5

Hứa Uyên Xung là một người có giọng nói rất vang, mỗi khi bắt đầu nói là sẽ thao thao bất tuyệt, rất sôi nổi, ở ông người ta thấy được không chỉ là sự tài hoa mà còn có cả hai chữ "ngông cuồng". Trong “Đại hội thi ca Trung Quốc”, để bày tỏ sự tôn trọng, Đổng Khanh đã 3 lần quỳ dưới đất để có thể nhìn thẳng mặt đối mặt với ông. Điều khiến người ta kính phục là thái độ phiên dịch nghiêm túc và cẩn thận của ông. Phiên dịch “Tây Tương ký” là một công trình lớn, rất nhiều phiên dịch giỏi của Trung Quốc cũng không dám nhận dịch, thế nhưng Hứa Uyên Xung lại xử lý được công việc khó nhằn này.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-03-ngoisaovn-w5

Ngày nay, có rất nhiều người nước ngoài yêu thích văn hóa Trung Quốc cổ đại, thực ra một phần cũng là nhờ việc phiên dịch của Hứa Uyên Xung. Có lần Dương Chấn Vũ trò chuyện với ông đã nói rằng: “Mỗi ngày ông có một cảm hứng, còn tôi phải mấy năm mới có”. Tuy tuổi tác đã cao nhưng vẫn không thể cản trở con đường tư duy của Hứa Uyên Xung.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-05-ngoisaovn-w5

Ở ông, mọi người chẳng hề nhìn thấy chút dấu tích gì về sự hành hạ của căn bệnh ung thư mà chỉ nhìn thấy sự cần cù, miệt mài với nghề phiên dịch. Từ cách ông nói chuyện có thể nhận thấy mỗi ngày ông đều đang sống hết mình, sống trọn vẹn, rất đặc sắc. Đây có lẽ chính là điều tươi đẹp mà tâm thái bình thản, lạc quan của ông mang lại, thêm vào đó là lòng trách nhiệm với sứ mệnh, không dễ dàng thể hiện sự bi quan đối với thế giới và cuộc sống, đồng thời cũng chinh phục căn bệnh ung thư.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-04-ngoisaovn-w5

Hứa Uyên Xung mỗi ngày đều sống rất đặc sắc thế nhưng ở độ tuổi 86 ông lại phải đối diện với căn bệnh ung thư. Khi ấy bác sĩ đã nói rằng ông chỉ còn sống không quá 7 năm nhưng hiện tại ông đã bước qua tuổi 99 rồi mà vẫn rất khỏe mạnh. Ông mắc bệnh ung thư nhưng mỗi ngày đều phiên dịch đến rạng sáng 4 giờ mới đi ngủ, sau đó ngủ đến giữa trưa tầm 1-2 giờ mới dậy.

86-tuoi-vuot-qua-ung-thu-06-ngoisaovn-w5

Ở trên người ông bạn không thể nhìn thấy được một chút dấu vết bị căn bệnh ung thư hành hạ nhưng có thể nhìn thấy được mỗi ngày ông đều cống hiến hết mình cho công việc phiên dịch. Từ trong cách nói chuyện của ông có thể thấy được sự khỏe mạnh, vui tươi khiến mỗi ngày của ông đều trải qua rất phong phú. Đây chính là tâm trạng tích cực đã giúp ông có được năng lượng lớn vượt qua bệnh tật, khiến ông không dễ dàng thể hiện ra sự bi quan từ đó đánh bại được các tế bào ung thư đang hoành hành.

Vũ Phong (Theo Công lý & xã hội)
(Theo: http://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-soc-suc-khoe/4h-sang-moi-di-ngu-86-tuoi-mac-benh-ung-thu-bac-si-chan-doan-chi-co-the-song-tiep-7-nam-hien-da-99-tuoi-van-luon-lac-quan-yeu-doi-365581.htm)