Trí thông minh của con được thừa hưởng từ bố hay mẹ?

14/01/2025 03:18

avatar1655887155003-16558871552312124370
Nhiều người thường thắc mắc rằng, có những gia đình, cha mẹ rất bình thường, nhưng con cái khi lớn lên lại thông minh, có tương lai rộng mở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thì ngược lại. Vậy gen di truyền quyết định bao nhiêu trong trí thông minh của trẻ?

Chỉ số IQ là đại diện cho sự thông minh của não bộ. Người có chỉ số IQ cao thường thành công trong cuộc sống, có tương lai rộng mở. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ số thông minh của một đứa trẻ chủ yếu được di truyền từ mẹ. Nếu một người mẹ có trí tuệ thì khả năng cao sẽ sinh ra một đứa trẻ thông minh.

Bởi người mẹ đóng góp nhiễm sắc thể X. Trí tuệ của con người lại tập trung chủ yếu ở nhiễm sắc thể X. Người phụ nữ có tới 2 nhiễm sắc thể X, trong khi nam giới chỉ có 1. Điều này cũng cho thấy, con trai sẽ thừa hưởng trí thông minh của mẹ là chủ yếu. Còn con gái thì được hưởng cả bố lẫn mẹ, nhưng chịu ảnh hưởng của bố nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chỉ quyết định một phần trí tuệ của 1 người. Điều quan trọng vẫn phụ thuộc vào cách nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

de1baa5u-hie1bb87u-tre1babb-thc3b4ng-min

Nuôi dạy con thế nào để trở nên thông minh, thành người xuất chúng?

Môi trường sống mà cha mẹ tạo nên chính là môi trường nuôi dạy con cái lớn khôn, tài năng. Bằng chứng là rất nhiều gia đình, bố mẹ tài giỏi, thông minh nhưng con cái lại không ưu tú. Và ngược lại.

Các chuyên gia gợi ý một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng để cải thiện trí thông minh của con, tạo nền tảng tốt giúp trẻ thành người tài giỏi trong tương lai.

1. Xây dựng những thói quen tốt

Có rất nhiều thói quen tốt giúp trẻ khai thông trí tuệ mà cha mẹ nên khuyến khích. Đó là đọc sách, dậy sớm tập thể dục, gọn gàng ngăn nắp, thích học hỏi những cái mới, biết nói lời cám ơn - xin lỗi đúng lúc, thói quen lắng nghe, lễ phép...

Những thói quen tích cực sẽ ảnh hưởng đến tác phong, lời nói và hành động của 1 người. Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã nói: "Gieo một hành động gặt một thói quen, gieo một thói quen gặt một tính cách, gieo một tính cách gặt một số phận". Vì vậy, chỉ có những thói quen tốt được vun đắp từ nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời.

c376c08e20384e0ab4b2f415eb524afc-1655526

2. Nâng cao hứng thú đọc sách cho trẻ

Muốn dạy con thành tài, bố mẹ nên khuyến khích trẻ đọc nhiều sách. Điều đó mang lại cho trẻ nhiều lợi ích to lớn như giúp phát triển trí não, tăng sự gắn kết với bố mẹ, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng xã hội... Đây là cơ sở giúp trẻ thành công trong cuộc sống sau này.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, những đứa trẻ ham đọc sách hoặc được bố mẹ thường xuyên đọc cho nghe sẽ nâng cao vốn từ vựng và trí tưởng tượng lên rất nhiều. Đầu óc sáng tạo chính là thứ giúp trẻ trở nên nổi bật, khác biệt trong tương lai.

Cha mẹ làm gương

Cùng với giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình là then chốt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Đối với chúng, việc tiếp thu và bắt chước vô cùng nhanh chóng. Về lâu về dài, sự tương tác đó lặp đi lặp lại, thì dữ liệu trong đầu trẻ nhỏ cũng sẽ tồn tại bền vững hơn, các bước xử lí đối với các tình huống thực tế cũng nhanh hơn, tạo nên tính cách của chúng sau này.

Nếu những tương tác với bố mẹ tốt, tích cực thì tính cách của trẻ nhỏ sẽ thiên về hướng tốt. Nhưng ngược lại, nếu những hành động, lời nói, cách nhìn nhận của trẻ chưa đúng đắn hay thậm chí là tiêu cực, thì tính cách của trẻ sẽ có nhiều điểm không tốt hơn. Dù sau này khi trưởng thành, mỗi cá thể đều phải dựa vào sự nỗ lực của chính bản thân mình để thay đổi tư duy nhận thức, hòa nhập với cuộc sống. Thế nhưng những nhận thức có được ngay từ nhỏ, chính là nền tảng vững vàng nhất cho sự phát triển sau này.

Vì thế khi nuôi dạy con, cha mẹ phải tự giáo dục mình trước và phải làm gương từ suy nghĩ, lời nói cho đến hành động; phải tự ý thức bản thân về những hành vi dù chỉ là nhỏ nhặt trước mặt trẻ. Tiếp đến là chú ý trước khi xử lí một tình huống nào đó, cần suy nghĩ thật kĩ về những ảnh hưởng của cách giải quyết đó đến cách nhìn nhận của trẻ trong tương lai.

Cổ vũ con không chú trọng vào kết quả

Nhiều cha mẹ chỉ nhìn vào kết quả mà xem thường sự nỗ lực của trẻ. Tuy nhiên, người lớn không biết, sự khích lệ mới giúp con ngày càng tiến bộ hơn, ham học hỏi hơn và không sợ thất bại.

Cho trẻ ra ngoài nhiều hơn

Nếu quá bao bọc con cái, cha mẹ sẽ nuôi dạy con chỉ lớn lên về ngoại hình, nhưng vẫn nhỏ bé về mặt trí tuệ. Vì vậy hãy đưa con cái ra ngoài nhiều hơn, khám phá nhiều hơn. Trẻ sẽ được trải nghiệm, mở mang kiến thức, trở nên năng động và thông minh hơn.

(Theo: http://phunuvietnam.vn/tri-thong-minh-cua-con-duoc-thua-huong-tu-bo-hay-me-222022226145351547.htm)