- 1. Lập TO-DO list
- 2. Phân chia thời gian rõ ràng
- 3. Phần thưởng
- 4. Giúp đỡ
- 5. Học cách hít thở
- 6. Ăn uống lành mạnh
- 7. Chú ý tới chất lượng giấc ngủ
- 8. Tập thể dục
- 9. Kết nối
- 10. Học cách giãn cơ
- 11. Rèn luyện trí não với những suy nghĩ tích cực
Dưới đây là 11 lời khuyên giúp giảm áp lực và căng thẳng trong học tập, đặc biệt là khi mùa thi cử đang đến gần.
1. Lập TO-DO list
Một danh sách các việc cần làm (TO-DO list) sẽ giúp trẻ có thể hoàn thành được mục tiêu tốt hơn. Danh sách này có thể là danh sách các việc cần hoàn thành trong ngày, trong tuần,... được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Hình dung được những việc cần làm giúp giảm bớt áp lực khi phải ghi nhớ và "rối tung" lên khi chưa hoàn thành xong việc gì đó.
2. Phân chia thời gian rõ ràng
Sau khi lập một danh sách các việc cần làm bạn nên hướng dẫn trẻ cách phân bổ thời gian cho từng hạng mục với thứ tự ưu tiên hợp lý. Việc phân chia thời gian rõ ràng này còn giúp trẻ có thời gian sinh hoạt ổn định, đảm bảo về sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần.
Xen kẽ các khoảng học sẽ là giờ nghỉ giải lao, thư giãn, ăn uống, vui chơi nhẹ nhàng,...
Sau khi lập một danh sách các việc cần làm bạn nên hướng dẫn trẻ cách phân bổ thời gian cho từng hạng mục với thứ tự ưu tiên hợp lý (Ảnh: Internet)
3. Phần thưởng
Trên thực tế phụ huynh có thể tạo các phần thưởng cho trẻ hoặc giúp trẻ tự lên các phần thưởng cho bản thân khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập khó khăn. Việc mong đợi vào phần thưởng giúp kích thích khả năng nỗ lực của trẻ nhờ sự gia tăng một chút endorphin.
4. Giúp đỡ
Không phải trẻ nào cũng có thể tự mình vượt qua các áp lực trong học tập và thi cử. Vì thế mà phụ huynh nên khuyến khích trẻ nói cho bạn biết rằng trẻ đang bị căng thẳng như thế nào và cần được giúp đỡ ra sao.
Không phải trẻ nào cũng có thể tự mình vượt qua các áp lực trong học tập và thi cử (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần quan sát các tín hiệu cho thấy trẻ đang áp lực và cần được giải toả chẳng hạn như trẻ cáu kỉnh, không nói cười nhiều mà chỉ ngồi tại bàn học, chán ăn hoặc ăn nhiều hơn, rối loạn hành vi,...
5. Học cách hít thở
Nghe có vẻ vô lý nhưng hít thở sâu đúng cách hoàn toàn có thể giúp trẻ giảm bớt căng thẳng và áp lực học tập thậm chí là khi trẻ mất bình tĩnh.
Khi hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, não sẽ nhận được tín hiệu giúp cơ thể bình tĩnh và giảm căng thẳng.
6. Ăn uống lành mạnh
Mặc dù với nhiều trẻ, các món ăn nhanh như gà rán, pizza, xúc xích,... có một sự "cám dỗ" không hề nhỏ nhưng việc nạp quá nhiều loại thực phẩm kém lành mạnh này có thể góp phần khiến sức khoẻ "vòng 2" hay thậm chí là sức khoẻ tổng thể bị ảnh hưởng với những nguy cơ như béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ tuổi dậy thì,...
Một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp, chứa các chất béo tốt và ít đường sẽ tăng năng lượng và giúp não bộ chống lại những áp lực hay căng thẳng. Thực phẩm có hàm lượng chất béo xấu cao và nhiều đường sẽ chỉ khiến bạn thêm uể oải. Hay nói cách khác, chế độ ăn uống của lành mạnh có thể thúc đẩy trí não hoặc tiêu hao năng lượng "tinh thần tiêu cực" ở trẻ.
Một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp, chứa các chất béo tốt và ít đường sẽ tăng năng lượng và giúp não bộ chống lại những áp lực hay căng thẳng (Ảnh: Internet)
Hãy bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm như trái cây, rau xanh kết hợp với protein và carbonhydrate để giảm nguy cơ táo bón.
7. Chú ý tới chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể chữa lành các tế bào bị tổn thương và nạp năng lượng phục vụ cho một ngày học tập mệt mỏi. Rõ ràng là khi trẻ bị mất ngủ, khó vào giấc hay ngủ không đủ sẽ khiến trẻ khó tập trung khi học hơn.
Vì thế, một trong những nguyên tắc giúp cơ thể thả lỏng trước áp lực chính là có một giấc ngủ chất lượng. Cha mẹ cần hạn chế việc con sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ăn quá no hoặc vận động mạnh.
8. Tập thể dục
Tất nhiên, không thể thiếu khi đối phó với căng thẳng chính là tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia đã khuyến nghị rằng một người cần ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày giúp ngủ ngon hơn, vui vẻ hơn và giảm lo lắng.
9. Kết nối
Tại sao lại là kết nối? Kết nối ở đây bao gồm việc giao lưu với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Đừng để trẻ lúc nào cũng phải ngồi trước bàn học sau khi trở về nhà vào mọi ngày trong tuần, kể cả khi chuẩn bị bắt đầu các kì thi.
Việc dành thời gian nói chuyện với mọi người không chỉ giúp trẻ học được cách kết nối mà còn giúp trẻ giải toả căng thẳng cũng như phụ huynh sẽ hiểu được con đang có vấn đề gì muốn chia sẻ hay cần cha mẹ giúp đỡ hay không.
10. Học cách giãn cơ
Một "liều thuốc" giúp giảm căng thẳng tuyệt vời có thể áp dụng trước khi bắt đầu một bài kiểm tra, một bài thi hay trước khi đi ngủ chính là thư giãn căng - chùng cơ. Liệu pháp thư giãn, căng – chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation – PMR) là một kỹ thuật giảm lo lắng được bác sĩ người Mỹ Edmund Jacobson giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1930. Kỹ thuật này đòi hỏi việc căng và thư giãn xen kẽ ở tất cả các nhóm cơ chính của cơ thể.
11. Rèn luyện trí não với những suy nghĩ tích cực
Bạn có biết rằng những người lạc quan thường có cuộc sống tốt hơn một phần là do cách suy nghĩ của họ giúp tạo ra những hoàn cảnh tốt hơn trong cuộc sống của họ. Thói quen suy nghĩ lạc quan và suy nghĩ tích cực có thể mang lại sức khỏe tốt hơn, các mối quan hệ tốt hơn và - điểm số tốt hơn.
Tóm lại, việc đối phó với căng thẳng và áp lực trong học tập, thi cử ở trẻ đều cần sự kết hợp từ trẻ và cha mẹ. Nếu như trẻ có những biểu hiện của áp lực kéo dài, tâm trạng sa sút và có những bất ổn về mặt tinh thần lẫn thể chất, cha mẹ nên tìm thêm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để can thiệp sớm.