3 kiểu mẹ làm con cái "khổ sở": Cuộc sống gia đình khó có hạnh phúc, con cái dần rời xa

05/11/2024 12:58

avatar1655424542741-16554245432185673396
Sự giáo dục sai cách của người mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý con cái.

Mẹ là người phụ nữ đặc biệt quan trọng cuộc đời mỗi đứa trẻ. Mẹ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, sát sao trong mọi vấn đề của con nhiều hơn so với bố. Tuy nhiên, trong hành trình nuôi dạy con, nhiều người mẹ vấp phải những sai lầm mà không hề hay biết. Nếu sự sai lầm kéo dài sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý và không có cơ hội thành công cao trong tương lai.

Dưới đây là những người mẹ có cách dạy con chưa khoa học. Nếu bạn nằm trong số đó cần thay đổi ngay lập tức để mang lại lợi ích cho sự phát triển sau này của con.

1. Giúp đỡ con cái nhưng luôn ca thán

Nhiều người mẹ thường xuyên buộc con cái phải chấp nhận sự giúp đỡ từ họ. Trẻ có thể nghĩ rằng mẹ đang giúp đỡ mình vô điều kiện, muốn mang lại những gì tốt đẹp nhất cho con. Vì thế trẻ chấp nhận sự giúp đỡ đó, luôn biết ơn và cố gắng đền đáp công ơn ấy. Nhưng kết quả không như trẻ nghĩ vì mẹ thường xuyên nhắc nhở về những "ân huệ".

Con cái của những người mẹ như vậy thường cảm thấy tù túng, bực bội. Tuy nhiên, nếu không nhận sự giúp đỡ thì bị mẹ trách móc, than thở rằng trẻ không hiểu được tấm lòng của mẹ. Còn nếu như chấp nhận, trẻ thường xuyên bị mẹ nhắc nhở về "ân huệ", về sự báo đáp trong tương lai. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi.

8d638abb08ea44558a663026b0708289-1655364

Nhiều bà mẹ hỗ trợ con nhưng không ngừng ca thán. (Ảnh minh hoạ)

2. Nói tin tưởng con nhưng lại dò xét mọi nơi

Nhiều người mẹ cực đoan không tôn trọng cuộc sống riêng tư, không gian riêng của con. Khi trẻ cố gắng ngăn chặn sự xâm phạm quá sâu từ mẹ sẽ bị buộc tội là không tin tưởng mẹ. Những người mẹ này có cách quản thúc, kiểm soát con bằng hàng loạt câu hỏi như: "Không làm gì sai thì sao phải giấu mẹ", "Có gì mà phải giấu?",… Thậm chí, họ còn sử dụng chìa khóa dự phòng để tiến vào không gian của con.

Những người mẹ như vậy sẽ chẳng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của con trong hiện tại và cả tương lai. Họ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên cách sống của con, muốn cuộc sống của con phải nằm trong tầm kiểm soát.

67bfa4e7c9934e36be16e39022e8b0ee-1655364

Nhiều bà mẹ kiểm soát con quá mức khiến con luôn cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh minh hoạ)

3. Ép con nhận trách nhiệm nhưng không cho quyền bày tỏ ý kiến

Trong nhiều gia đình, người mẹ có xu hướng ép con gánh trách nhiệm như một người trưởng thành. Chẳng hạn như một số mẹ nói về người cha say xỉn theo hướng tiêu cực: "Vì con không hay trò chuyện với cha nên cha tìm đến rượu giải sầu", "Vì con học chưa tốt nên cha con mới trở thành người thô lỗ, hay bực dọc". Thậm chí nhiều người mẹ còn lôi con cái vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc con phải nghe lời phàn nàn, than thở.

Khi trẻ bị ép vào việc chịu trách nhiệm trước một sự việc, buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ nhưng thật sự con cái không có quyền bày tỏ ý kiến. Điều này chỉ khiến trẻ đối mặt với áp lực tâm lý mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn. Đừng bắt con làm những việc vượt khả năng và vô nghĩa như vậy!

z343762258987820ae82e2fe4145813e279d9e7c

4. Vừa muốn con cái yêu thương, vừa muốn con phải sợ hãi

Với người mẹ này thì tình cảm giữa mẹ và con cái sẽ trở nên căng thẳng. Bởi ngoài sự yêu thương, trẻ còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của mẹ để đoán ra tâm trạng. Trẻ sống trong gia đình như vậy sẽ trở nên nhạy cảm, áp lực, dễ chịu tổn thương. Trẻ sẽ phải học cách nhìn nét mặt, lắng nghe lời nói để hiểu cảm xúc của mẹ. Đôi khi nghe tiếng bước chân, thấy mẹ đánh rơi chìa khóa hay thấy cái nhíu mày cũng khiến trẻ cảm thấy bất an, lo lắng.

Những người mẹ kiểu này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng. Họ luôn cảm thấy con cái không hiểu chuyện và hay phàn nàn: "Mẹ đã làm rất nhiều điều cho con nhưng con vẫn không biết ơn mẹ".

(Theo: http://phunuvietnam.vn/3-kieu-me-lam-con-cai-kho-so-cuoc-song-gia-dinh-kho-co-hanh-phuc-con-cai-dan-roi-xa-22202216623478818.htm)