Trẻ ăn nhiều đường có ảnh hưởng đến trí thông minh hay không?
Các nhà khoa học Trường đại học Bristol (Anh) đã tiến hành nghiên cứu 14.000 trẻ em sinh vào những năm 1990. Cha mẹ của những đứa trẻ này được yêu cầu trả lời các câu hỏi về chế độ ăn uống của con họ ở các độ tuổi 3, 4, 7 và 8. Chế độ ăn uống được chia làm 3 loại bao gồm: chế độ ăn giàu chất béo và đường, chế độ ăn cân đối giữa thịt, rau và chế độ ăn nhiều hoa quả và rau.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) của các đứa trẻ khi chúng được 8 tuổi. Kết quả cho thấy, 20% số trẻ em ăn nhiều chất béo và đường trong thời gian dưới 3 tuổi có chỉ số IQ trung bình thấp hơn 5 điểm so với nhóm trẻ ăn uống điều độ theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Từ đó họ đưa ra kết luận trẻ ăn nhiều đường thực sự ảnh hưởng đến trí thông minh.
Nhiều cha mẹ chỉ nghĩ rằng cho trẻ ăn đồ ngọt nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ chứ không hề nghĩ ảnh hưởng đến trí thông minh. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này là một sự thực khách quan. Nếu trẻ ăn quá nhiều đường dễ khiến độ pH trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng, gây hại cho cơ thể trẻ.
Nếu đường trẻ ăn vào là thực phẩm có tính axit khiến nồng độ axit trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số thông minh và khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Từ đó có thể nói rằng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mà còn khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Ngoài vấn đề suy giảm trí não của trẻ, việc trẻ ăn quá nhiều đường còn có thể gây ra những tác hại khác cho trẻ. Ăn quá nhiều đường cũng có thể khiến trẻ béo phì. Nếu trong cơ thể trẻ có quá nhiều đường sẽ chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể nếu không được tiêu thụ hết, đó chính là tình trạng béo phì của trẻ.
Các triệu chứng của bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em là gì?
1. Đứa trẻ có một số khiếm khuyết về thị lực, không thể theo dõi đồ vật và quan sát mọi thứ xung quanh.
2. Bé nghe kém và không có phản ứng với âm thanh bên ngoài.
3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bước đi không vững vàng
4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ không hứng thú với thức ăn xung quanh và khó tập trung.
5. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường ngủ quá nhiều hoặc hiếu động không có mục đích.
Vì vậy, một số phụ huynh vẫn lo lắng về tác hại của việc cho trẻ ăn quá nhiều đường đối với con mình. Khi trẻ được khoảng 1 tuổi, cha mẹ nên dạy trẻ học tính tự chủ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo chứa nhiều đường.
Để giúp trẻ có thể phát triển trí não tốt nhất trong 3 năm đầu đời, bác sĩ Nhi khoa khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh với thực phẩm tươi, nhiều rau xanh và hoa quả, tránh đồ ăn nhanh và đồ đông lạnh.
Moon/Theo Sohu