Có ai biết được, khi chuyển dạ, thai nhi cũng âm thầm giúp đỡ mẹ, đọc mà thấy ấm lòng

12/08/2024 12:20

Người ta thường nói ngày con sinh ra là ngày vui của mẹ. Nhưng quả thực, để đưa một đứa con đến với cuộc đời, người mẹ đã phải trải qua rất nhiều đau khổ, nguy hiểm. Nhưng bạn có biết rằng khi bạn đang vận lộn với những cơn đau đẻ thì trong bụng, bé yêu cũng đang hỗ trợ bạn. 

1. Khi bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt

Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ sẽ có những cơn co thắt rất đều đặn và mạnh mẽ. Với mỗi cơn co thắt, tử cung sẽ bị kéo lên, ép chặt em bé vào cổ tử cung, đồng thời áp lực lên đầu thai nhi sẽ khiến cổ tử cung mỏng đi và giãn ra. Đồng thời thai nhi sẽ hướng về bên trái hoặc bên phải của cơ thể mẹ, sao cho phần đầu của thai nhi vừa tầm với khung xương chậu để mẹ sinh nở thuận lợi hơn.

sinh-thuong-154608107.jpg

2. Khi cổ tử cung mở bằng mười ngón tay

Với sự giãn nở của cổ tử cung, sau khi đến giai đoạn mở mười ngón tay, cằm của thai nhi sẽ áp sát vào ngực, xoay đầu và thân trên 90 độ để điều chỉnh tư thế nằm đối mặt với mẹ. Đồng thời, cổ tử cung và ống sinh sẽ giãn ra hoàn toàn. Sau đó, một kênh liền mạch được hình thành để tạo áp lực giúp thai nhi ra đời. Thai nhi thậm chí sẽ dùng sức mạnh của hai chân để được ra đời nhanh hơn.

3. Thai nhi đi qua ống sinh 

Khi cơ thể thai nhi rời khỏi tử cung và chui qua ống sinh. Do hộp sọ của thai nhi chưa đóng hoàn toàn, để sinh nhanh hơn, xương sọ của thai nhi sẽ co vào khoảng 1cm. Điều này có thể làm giảm sự giãn nở của ống sinh của mẹ và rút ngắn quá trình chuyển dạ.

3-154616529.jpg

4. Khi thai nhi chào đời

Khi chào đời, trẻ duỗi thẳng cổ, sau đó lại xoay 90 độ, hai vai sát vào nhau, hai tay khoanh trước ngực và trượt ra khỏi ống sinh càng nhanh càng tốt, kết thúc quá trình chuyển dạ.

Trong quá trình sinh nở tự nhiên, các cơn co tử cung của mẹ và sức chuyển dạ là động lực quan trọng để sinh ra thai nhi. Nếu không có sự hỗ trợ của thai nhi, quá trình chuyển dạ của người mẹ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Và tất cả những điều mà thai nhi làm đó là giúp giảm thiểu sự đau đớn cho người mẹ. Điều này khiến nhiều người mẹ rất xúc động.

Biểu hiện cho thấy người mẹ sắp chuyển dạ, sinh con

Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

nhung-luu-y-khi-sinh-thuong-sau-sinh-mo-

Xuất hiện cơn gò tử cung

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn sinh hiệu quả của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến này dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối, chủ động làm màng ối vỡ và chảy nước ối ra, kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Bảo Anh/Theo Sohu

(Theo: http://emdep.vn/nuoi-con/co-ai-biet-duoc-khi-chuyen-da-thai-nhi-cung-am-tham-giup-do-me-doc-ma-thay-am-long-20220615151649522.htm)